Thóp trẻ phập phồng có nguy hiểm gì không?
Hệ thống thóp chính là đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ, nó thực hiện chức năng vô cùng quan trọng là bảo vệ bộ não của trẻ trước áp suất bên ngoài. Khi đầu của bé chui ra ngoài bụng mẹ nó sẽ bị ép chặt lại, vì thế nếu như không có khoảng hở đàn hồi này thì bé sẽ bị đau. Nghiêm trọng hơn sẽ gây ra chảy máu trong não, màng xương và vùng mắt.
Thóp của trẻ có hình bình hành với kích thước 0,5 x 0,5 tới 3 x 3cm. Sự cách nhau giữa kích thước này khá lớn với một vài nguyên nhân:
Phụ thuộc vào kích thước của đầu trẻ, đầu bé to thì thóp sẽ to.
Do yếu tố di truyền
- Do thực đơn của người mẹ khi mang thai, nếu như mẹ ăn các đồ ăn chứa nhiều canxi thì kích thước thóp sẽ nhỏ và ngược lại.
Thóp trẻ phập phồng có nguy hại không?
Nhiều mẹ thắc mắc thóp trẻ phập phồng có nguy hiểm gì không? Thóp phập phồng có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ? Hãy cùng lý giải trường hợp này:
Phải gọi là thóp không thở
Con người thở bằng phổi và trao đổi oxy tại phổi. Từ thóp thở là không đúng mà phải gọi là thóp không thở.
Trẻ em khi sinh ra có hai thóp, thóp trước hình tứ giác được giới hạn bởi hai xương trán và hai xương đình. Thóp sau có hình tam giác được giới hạn bởi 2 xương đỉnh và xương chẩm. Thóp là phần xương chưa che kín hộp sọ.
Thóp và khe khớp giúp hộp sọ tăng thể tích khi não của trẻ phát triển. Bình thường thóp sẽ liền sau khi sinh, cũng có thể kéo dài tới tháng thứ 3 sau đẻ ở các bé đủ tháng. Phần thóp trước sẽ liền từ 12 đến 15 tháng.
Thóp hẹp so với tuổi, tuy nhiên vòng đầu bình thường cũng cần phải chú ý vì thóp liền sớm, não sẽ khó phát triển được. Nếu như các mẹ cho con sử dụng nhiều canxi quá thì nên dừng. Thóp bé mà vòng đầu nhỏ so với tuổi thì các bậc phụ huynh cần tìm nguyên nhân gây não trẻ bé, tốt nhất nên đưa tới khám bác sĩ.
Thóp phập phồng bởi bệnh còi xương
Hiện tượng thóp trẻ phập phồng là do vùng não của trẻ tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng ba lớp vỏ bọc, ở giữa các lớp đó còn có những chất lỏng đảm nhiệm vai trò giảm chấn động cho bé.
Thóp phập phồng có thể gặp ở các bé có phần thóp rộng. Nếu như thóp quá rộng và đầu quá to là bệnh lý, thường hay gặp sau khi xuất huyết màng não và viêm màng não mủ.
Thóp của trẻ có thể căng phồng liên tục trong các trường hợp áp lực trong so tăng, các mẹ cần cho con đi khám bác sĩ vì là triệu chứng của nhiều bệnh. Việc mẹ cho bé đi khám để có thể tìm các triệu chứng kèm theo để chuẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.Thóp của trẻ có thể bị lõm trong trường hợp mất nước bởi bé bị ỉa chảy nhiều nước hay nôn nhiều... Cần bổ sung thêm nước cho bé.
Thóp rộng so với tuổi thường gặp ở bệnh còi xương, cần phải tìm hiểu thêm các dấu hiệu khác của còi xương để có thể chuẩn đoán. Cần đi khám bác sĩ để bổ sung các Vitamin D cùng canxi. Muốn phòng còi xương cho trẻ nên cho bé tắm nắng vào buổi sáng, hãy để ánh nắng trực tiếp tiếp xúc với da khoảng 10 - 15 phút.
Không nên cho bé tắm nắng khi mặt trời đã lên cao. Việc cho bé tắm nắng khi mặt trời lên cao, từ 9h sáng đổ đi sẽ có nhiều tia cực tím ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Bé đến tuổi ăn dặm nên cho ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, chú ý không nên để vật nhọn tác động tới thóp của bé.
Thóp phập phồng có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ?
Việc thóp trẻ phập phồng không đáng lo ngại. Tuy nhiên các mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ vì có thể thóp của bé bị rộng quá so với tuổi, nên bổ sung thêm canxi và Vitamin D.
Mùa hè nên để cho da đầu của trẻ thoáng, không ứ mồ hôi và gội đầu bằng xà phòng gội đầu dành riêng cho bé. Mùa đông nên đội mũ khi trời lạnh tránh mất nhiệt để bảo vệ trẻ.